Giới thiệu Hạt Giống Bầu Sao F1 Siêu Trái 2gr
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bầu
Đặc điểm và tác dụng của bầu
Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Stand1, thuộc họ Bầu bí (Cururbitaceae).
Cây bầu có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đối và á nhiệt đới trên thế giới. Quả bầu non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần. Quả bầu non chứa 90,7% nước; 0,7% đạm; 0,2% chất béo; 6,3% chất bột đường; 1,5% chất xơ và 0,6% chất khoáng. Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng. Ngoài ra bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp vối điều kiện đất đai và khí hậu rộng rãi nên được ưa chuộng trong sản xuất.
Bầu là loại dây leo, có tua cuốn, phân nhánh. Thân được phủ nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng, không xẻ thuỳ hay xẻ thuỳ hơi nông, hoa đơn tính.
Có nhiều giống bầu khác nhau bởi hình dáng, kích thước của quả, như quả hình bầu to hay là bầu sao dài tỏi 1m, quả hình trụ trên mặt vỏ có nhiều đốm, hoặc giống màu trắng có tên gọi là quả ấm, quả hồ lô vì quả bầu có hình chuông, giữa quả thắt lại, phần dưới và phần trên quả phình to ra, nhưng dưới to hơn trên dài khoảng 25 – 40cm. Khi còn non quả mềm, màu xanh nhạt; nhưng khi già vỏ quả lại rất cứng và chuyển màu vàng trắng.
Quả bầu còn non được sử dụng làm thức ăn như: xào, nấu canh, luộc. Khi để quả quá già thì chỉ khoét bỏ ruột lấy vỏ làm gáo hoặc làm đồ chứa đựng. Bầu làm thuốc được thu hái vào mùa thu khi quả chưa chín hẳn. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả và hạt; tuy nhiên người ta còn sử dụng cả lá, tua cuốn, hoa, rễ để trị bệnh. Những quả già vỏ cũng được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Đông y cho rằng, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như: chướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…
Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng tiểu rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở. vỏ bầu vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng chướng. Hạt bầu đun Ịấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt, thải độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
Giá BCUT