Giới thiệu Đèn thử thị lực ZU đo tật khúc xạ-Đèn kiểm tra thị lực-Bảng đo thị lực
Thông số kỹ thuật:
AC: 220V - 0.1A
Bề mặt: 79cm x 39cm, độ sáng đều
Bảng chữ ZU
Lỗ treo tường, chân để bàn, giá đỡ
Dây nguồn: 2m. Vỏ đèn bằng inox
Nhãn hiệu T8 SX TẠI CTY TNHH TBYT THẠNH THẠNH PHÁT
Khoảng cách đọc: 5m
Bạn có biết “cửa sổ tâm hồn” của mình rất “mong manh”? Đôi mắt rất dễ bị tật nếu bạn duy trì một thói quen xấu lâu ngày, hay đơn giản là sự lão hóa do tuổi tác cũng làm cản trở chức năng của mắt.
Hãy cùng tìm hiểu mắt có những loại tật khúc xạ nào, biểu hiện ra làm sao, và phương pháp kiểm tra, hướng dẫn đọc kết quả đo mắt như thế nào nhé!
Bất kể một biểu hiện bất thường nào của mắt cũng đều là biểu hiện mắt mắc phải một hoặc một số tật khúc xạ.
Thông thường, có những tật về mắt gồm:
Cận thị: tật này gây bất tiện trong việc quan sát các vật ở xa, hiểu đơn giản mắt người cận thị chỉ có thể nhìn gần trong một phạm vi tương đối ngắn, chừng vài chục cm. Cận thị thường xảy ra ở đối tượng thuộc tuổi vị thành niên, tuổi học sinh, sinh viên, những người trẻ
Viễn thị: ngược lại với tật cận thị, mắt viễn thị khó khăn trong việc nhìn các vật gần, chỉ có thể nhìn từ xa tới rất xa. Nguyên nhân là do mắt bị lão, và thường tật khúc xạ này gặp ở những người trung niên đến già
Loạn thị: hình ảnh sau khi đi qua giác mạc, sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, mắt loạn thị lại cho phép hiển thị hình ảnh tại nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, chính vì vậy hình ảnh thu nhận được thường mờ nhòe, không rõ ràng.
Tật này thường đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị. Tuy nhiên, cũng có một số ít bệnh nhân bị loạn thị bẩm sinh.
Về phương thức bài bản và khoa học, mang tính chính xác cao, người ta thường sử dụng hai dụng cụ cơ bản là bảng thị lực và máy đo thị lực.
1. Bảng thị lực
Bảng thị lực là hệ thống các ký hiệu, hình ảnh có những nguyên tắc riêng để đánh giá thị lực của mắt, gồm: bảng chữ cái C dành cho người không biết chữ, bảng chữ cái thông thường và bảng hình dành cho trẻ em.
Các kí tự trong bảng này thường được sắp xếp lớn đến nhỏ dần, đến một ngưỡng cho phép mắt hoàn toàn bình thường có thể đọc được ở mức nhỏ nhất.
2. Máy đo thị lực
Nếu đo thị lực bằng bảng ký hiệu là phương pháp truyền thống, thì đo thị lực bằng máy được coi là phương pháp hiện đại, mang lại độ chính xác tương đối cao.
Có nhiều phương pháp để xác định độ cận, viễn, hay loạn thị của mắt. Những phương pháp thường thấy và có tính chính xác cao, đó là:
3. Đo thị lực từ xa
Mắt bệnh nhân đặt cách bảng thị lực 5m, trong một điều kiện lý tưởng về ánh sáng, hầu như không có sự tác động của ngoại cảnh gây ảnh hưởng tới sự điều tiết và kết quả chung của quá trình đo mắt.
4. Đo thị lực bằng kính lỗ
Với phương pháp này, mắt nào cần kiểm tra thì không che mắt và ngược lại, điều chỉnh vị trí kính lỗ sao cho bệnh nhân nhìn rõ chữ, làm lần lượt tới khi bệnh nhân có thể nhìn rõ chữ nhỏ nhất có thể và đưa ra kết quả
5. Đo thị lực gần
Với trường hợp này, bệnh nhân được đeo kính để đọc sách với điều kiện lý tưởng mắt cách chữ từ 33 đến 35cm. Làm tương tự phương pháp
Giá KCS