Giới thiệu Chén Khải vẽ tay họa tiết men lam độc đáo 170 ml
Chén Khải vẽ tay họa tiết men lam độc đáo 170 ml
Mô tả sản phẩm:
+ Kích thước chén khải: Tổng chiều ngang 10.0 cm * Tổng chiều cao 10.3 cm
+ Dung tích chén: 170 ml
+ Xuất xứ: Trung Quốc
+ Chất liệu: Sứ Men Lam Ung Chính
+ Công dụng: Pha các loại trà
Tìm hiểu: Đồ sứ men lam Ung Chính (Thanh- TQ)
Triều đại nhà Thanh (1644- 1911) đặc biệt ba triều Khang Hy, Ung Chính, Càn Long ngành chế tác đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao hưng thịnh. Cả ba vị vua này đều rất yêu thích đồ sứ, vua Khang Hy đặc biệt coi trọng khoa học kỹ thuật du nhập từ phương Tây, từ đó đặt nền tảng cho sự phát triển ngành gốm sứ đạt đến trình độ cao nhất trong lịch sử.
Thời Ung Chính (1723-1735) là thời kỳ thịnh thế của nhà Thanh, nhờ nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa vững chắc thời Khang Hy để lại. Vua Ung Chính chẳng những có công hoàn thiện dây chuyền chế tác gốm sứ theo kiểu “Quan xây dân nung” được khởi xướng từ thời Khang Hy, khiến cho các lò quan, lò dân cùng phát triển, công nghệ chế tác không ngừng nâng cao, mà ông còn có trong tay hai vị quan coi lò kiệt xuất là Niên Hy Nghiêu và Đường Anh. Thời kỳ này, những món đồ xuất xứ từ lò Cảnh Đức Trấn, dù là lò quan hay lò dân đều có chất sứ mịn màng, công nghệ tinh xảo, tạo hình nghệ thuật, sản phẩm vô cùng đa dạng, có đủ các màu men, trong đó đồ sứ men lam đặc biệt nổi bật. Các chuyên gia nghiên cứu cổ vật đều nhìn nhận rằng, sứ men lam Ung Chính vượt trội hơn cả hai triều Khang Hy và Càn Long.
Phôi sứ và men lam Ung Chính
Đất phôi được chọn lọc rất kỹ, các công đoạn nghiền mịn, lắng lọc, tạo phôi đều thực hiện một cách nghiêm túc. Nhờ nung ở độ lửa thích hợp, trình độ sứ hóa tốt nên các món đồ làm ra tuy phôi nhẹ và mỏng hơn thời Khang Hy nhưng thể phôi trắng mịn, chắc chắn, tạo hình đúng qui chuẩn, rất được ưa chuộng. Vẻ đẹp của đồ sứ thời kỳ này có thể sánh với thời Vĩnh Lạc, Thành Hóa (Minh). Sứ men lam Ung Chính có độ sáng, thể phôi trơn, vật dụng lớn không tạo cảm giác nhìn nặng nề, những món nhỏ thì tinh xảo, lung linh. Người thợ rất chú trọng việc nặn phôi, hầu như không thấy vết cắt gọt, vết hằn nơi tiếp miệng, chân món đồ khá sâu, được cắt gọt tỉ mỉ.
Chất men mịn, màu men đều, bề mặt sáng, phảng phất sắc men như sứ Tuyên Đức đời Minh, khác hẳn với cách pha màu hồn hậu, chất phác thời Khang Hy. Trên các món đồ, do men tụ khá dày, hình dạng như đám mây nên gọi là “men mờ” hay “men nước bọt”. Da sứ phủ men trắng hoặc trắng ánh xanh (cụ Vương Hồng Sển gọi là màu trứng diệc), tầng men dày, mịn, trên mặt sáng bóng.
Tạo hình sứ men lam Ung Chính
Phong cách nhẹ nhàng, thanh tú, đường nét dịu dàng, ưa nhìn. Tỷ lệ các bộ phận cân đối, liền lạc, nhờ vậy mà đồ sứ Ung Chính được xem là một trong những dòng sứ có tạo hình đẹp nhất đời Thanh.
Giá ETH